• GIAO NHANH

    01 GIỜ HCM

    Những giải pháp nào giúp đánh bắt cá ngừ đại dương phát triển

    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đánh bắt cá ngừ đại dương tạo ra hiệu quả kinh tế cao, người dân nhiều nơi như Bình Định, Khánh Hòa và số lượng tàu làm nghề cá ngày càng nhiều kể từ thập niên 90 và đã trở thành nghề khai thác chủ lực của ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ.

    Trong thập niên 90, giai đoạn (1999 - 2002) nghề cá phát triển mạnh, các doanh nghiệp trong nước đã mua lại tàu cá của vật liệu composite với công nghệ bảo quản bằng cách ngâm trong nước biển lạnh (RSW) của Nhật Bản. XEM THÊM: vựa ghẹ tphcm

    Đến năm 2011, nghề câu cá ngừ đại dương truyền thống vẫn lợi nhuận cao, và được nhân rộng ra các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên tạo ra sản lượng tăng đột biến, điều này đã dẫn đến nguồn lợi suy giảm, giá cá ngừ đại dương giảm.

    Xu hướng phát triển đánh bắt cá ngử đại dương tại nước ta

    Bình Định vẫn là tỉnh có số lượng tàu thuyền lớn nhất, nhưng có xu hướng giảm dần. Năm 2012 có 1.014 chiếc đến năm 2017 còn 915 chiếc giảm 10,2%. Trong khi đó, sản lượng năm 2012 là 9.600 tấn đến năm 2017 chỉ còn 8.906 tấn giảm khoảng 8%. Cường lực khai thác giảm dần kèm theo là giảm sản lượng.

    Phú Yên có số lượng tàu thuyền không thay đổi nhiều, năm 2012 có 557 chiếc, đến năm 2017 còn 517 chiếc giảm 7%, sản lượng có xu hướng giảm dần từ 6.000 tấn năm 2012 xuống 4.300 tấn năm 2017, giảm 28,4%. Khánh Hòa năm 2012 có 132 chiếc, đến năm 2017 tăng lên đến 483 chiếc, tăng 366%, sản lượng năm 2012 là 3.500 tấn, đến năm 2017 chỉ đạt 3.475 tấn giảm 0,8%. Cường lực tăng, sản lượng giảm. Xu hướng chung là cường lực khai thác sẽ giảm vì sản lượng giảm, nhiều tàu làm ăn không hiệu quả.

    Theo nghiên cứu cho thấy, sản lượng cá ngừ đại dương tăng đột biến vào năm 2012 đạt 19.100 tấn, tăng 50% so với năm 2011. Và sau đó, sản lượng đã giảm dần đến năm 2017 chỉ đạt 16.681 tấn bằng 87.34% năm 2012. Về cơ cấu đội tàu khai thác cá ngừ đại dương, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác cá ngừ đại dương năm 2010 có 1.452 chiếc, đến năm 2015 tăng lên 1.776 chiếc, năm 2017 là 1.969 chiếc tăng gấp đôi so với năm 2010. Điều này cho thấy, cường lực khai thác tăng, sản lượng giảm.

    Những rào cản tồn tại trong phát triển khai thác cá ngừ đại dương

    Theo nghiên cứu, ngư dân phát triển theo kiểu tự phát, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất kém, tàu thuyền khai thác không được trang bị hầm bảo quản tốt, do đó, chất lượng sản phẩm cá ngừ câu tay khi mang lên bờ bị suy giảm như một tất yếu. Thời gian tham gia khai thác trên biển trong một chuyến của tàu câu cá ngừ đại dương thường kéo dài trung bình từ 20 – 30 ngày đã làm giảm chất lượng cá khi lên bờ, dẫn đến giá cá thấp.

    Ngư dân sử dụng các thực hành, thao tác chưa tốt, chưa chuyên nghiệp trong việc giết mổ cá ngừ như việc dùng chày, gậy gỗ… để đập cá chết trên tàu thay vì dùng que/xiên vào tủy sống cho cá chết, hoặc như ngư dân chưa dùng biện pháp, cách thức phù hợp để cắt tiết cá, muối đá nguyên con mà không moi ruột, nội tạng cá… là những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cá ngừ câu được.

    Việc bảo quản cá không đúng cách trên tàu phổ biến hiện nay là dùng đá xay, nhiệt độ cơ thể cá giảm chậm, có ảnh hưởng không tốt đối với chất lượng sản phẩm khai thác. Việc khai thác nguồn lợi với cường lực cao, sản lượng cao trong một thời gian ngắn có thể có hệ lụy lâu dài về tính bền vững của nguồn lợi cá ngừ đại dương.

    Hiện nay ngư dân khai thác cá ngừ đại dương bằng hình thức câu tay kết hợp ánh sáng nên hầu hết tàu thuyền tập trung về bờ và lên cá cùng lúc theo tuần trăng từ mùng 6 đến 12 Âm lịch, điều này đã gây ra số lượng cá tăng đột biến, tạo điều kiện cho thương lái đầu nậu ép giá cá ngừ. Mặc khác qua tuần nghỉ trăng, tàu xuất bến ra biển đồng loạt từ ngày 17 đến 22 Âm lịch, cũng gây nên tình trạng quá tải tất cả dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là chất lượng đá lạnh không được đảm bảo do thời gian chưa đạt chuẩn, dẫn đến hiện tượng quá tải bốc dỡ và đặc biệt là vượt quá năng lực cấp đông, bảo quản lạnh của các doanh nghiệp thu mua, chủ nậu vựa.

    Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh bắt cá ngừ đại dương

    - Triển khai có hiệu quả công tác dự báo ngư trường.

    - Giao hạn ngạch đánh bắt cá ngừ cho 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Khuyến khích việc khôi phục nghề truyền thống khác với chính sách hỗ trợ.

    - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho ngư dân về đảm bảo chất lượng - vệ sinh - an toàn thực phẩm.

    - Các phương pháp xử lý, sơ chế, sản phẩm trước khi đưa vào bảo quản. Đặc biệt là kỹ thuật xả máu triệt để, thực hiện móc nội tạng, ngâm hạ nhiệt để nâng cao chất lượng sản phẩm.

    - Thực hiện quản lý chất lượng, ngăn ngừa tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá, cảng cá, cơ sở thu mua cá ngừ đại dương.

    - Áp dụng khoa học công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch nâng cao chất lượng thịt cá ngừ. Tăng cường liên kết giữa các hộ với nhau, giữa các doanh nghiệp với ngư dân để tiếp cận công nghệ, tăng sản lượng và nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm.

    - Ban hành các chính sách ưu đãi về tín dụng, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến sản phẩm cá ngừ tiên tiến; Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu cá ngừ, nhãn sinh thái cho sản phẩm cá ngừ; Tiếp tục triển khai các mô hình khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

     

    TAGS

    Sản phẩm liên quan

    Bài viết liên quan

    TOP