• GIAO NHANH

    01 GIỜ HCM

    Sá sùng có tốt cho thận không

    sa-sung-tri-dau-than-hieuhaisan

    Hãy xem những dấu hiệu dưới đây, và nếu bạn có những dấu hiệu này thì thận bạn đang yếu dần đấy:

    – Tiểu nhiều về đêm: triệu chứng này thường xảy ra ở nam giới. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn đi tiểu về đêm, lúc đi tiểu thấy đau rát, luôn có cảm giác đi tiểu. Lượng nước tiểu nhiều, gấp 2 lần hoặc quá 1/4 lượng nước tiểu của cả ngày.

    – Lạnh tay chân hay rùng mình: ngại ra gió vì cảm giác lạnh tay và chân, có thể lan tới khớp đầu gối và khuỷu tay, cảm giác rùng mình, đồng thời sẽ bị đau lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, nhạt miệng.

    – Các vấn đề về sinh lý: bệnh thận yếu sẽ gây ra yếu sinh lý, xuất tinh sớm, có nguy cơ bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh. Bệnh này thường gặp ở nam giới.

    – Mất ngủ chóng mặt: thận yếu dễ kéo theo các bệnh như bệnh viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, cao huyết áp, hen suyễn. Các bệnh này gián tiếp gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ hay mê sảng, tinh thần mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.

    – Hen suyễn: do chức năng thận suy giảm không đủ khả năng dung nạp và trữ khí gây khó thở, bệnh nhân khó thở. Nhiều trường hợp có thể kèm theo chứng ra mồ hôi lạnh rất nguy hiểm.

    – Đau lưng vùng dưới: xảy ra chủ yếu là do thận. Cảm giác người mệt mỏi kéo dài, khó khom lưng hoặc đứng thẳng, kèm theo cả bàn chân và gót chân đau nhức. Đau lưng gây ảnh hưởng lớn tới vận động và sinh hoạt của người bệnh.

    Sá sùng có tác dụng bổ thận tráng dương

    Theo tài liệu của viện nghiên cứu y dược, trong con sá sùng có đến 17 nguyên tố khoáng, 18 loại acid amin, trong sá sùng khô có chứa amin tự do, trong đó có những acid amin có vị ngọt như glycin (3,2%), alanin (2,5%), glutamin (0,25%), succinic (0,35%), giàu taurin (3,2%) và khoáng chất (1,2%).

    Đặc biệt có thành phần acid succinic, giúp giúp cơ thể đào thải chất độc, bổ sung chất sắt, được dùng trong việc điều trị các triệu chứng viêm khớp, mãn kinh ở nam và nữ.

    Bài thuốc từ sá sùng khô và sá sùng tươi

    Theo kinh nghiệm dân gian, thịt sá sùng phơi khô rồi nướng giòn, tán nhỏ thành bột mịn, uống với liều 6 - 10g mỗi lần, chiêu với nước ấm hoặc rượu, ngày 3 lần. Thuốc có công hiệu bổ thận, tráng dương, ích tinh.

    Hoặc chế biến món ăn sá sùng tươi với lá dâm dương hoắc: rửa sạch lá cho vào đáy nồi, đổ ngập nước rồi để xửng lên trên, sá sùng tươi 200g trộn đều với 50g lá hẹ, dầu vừng 20g, rồi xếp đều sá sùng đã được trộn đều lên trên xửng và hấp, đun sôi 15 phút là ăn được, chấm với nước mắm chua cay hay muối tiêu, chanh.

    Sản phẩm liên quan

    Bài viết liên quan

    TOP

    0915555437